Nội cung Cung điện Heian

Sơ đồ cấu trúc Nội cung.

Nội cung hay Đại cung (Dairi) nằm ở phía đông bắc của Triều Đường viện, vị trí nằm về phía đông trục trung tâm bắc-nam của Đại Nội cung. Công trình này được sử dụng với chức năng như một khu "Chính điện". Nội cung bao gồm các khu của thiên hoàng và các gian phòng của các cung phi (gọi chung là Hậu cung,[gc 23]) được bao quanh trong hai vòng tường bảo vệ. Vòng tường bên ngoài bao quanh một số thư phòng, khu vực lưu trữ và Trung Hòa viện,[gc 24] một khu vực có tường bao quanh ngôi đền Thần đạo gắn liền với các chức năng tôn giáo của thiên hoàng, nằm ở phía tây trung tâm Đại Nội cung. Cổng chính của vòng tường bao quanh là cổng Kiến lễ môn,[gc 25] nằm ở giữa bức tường phía nam của trục bắc-nam Nội cung.[23]

Nội cung là khu sinh hoạt của thiên hoàng, được đặt trong vòng tường ở phía đông của Trung Hòa viện. Chiều dài xấp xỉ 215 m từ bắc xuống nam và 170 m từ đông sang tây.[24] Cổng chính là cổng Thừa Minh môn[gc 26] nằm về phía nam, chính giữa vòng tường xung quanh Nội cung, ngay phía bắc cổng Kiến lễ môn. Trái ngược với sự trang trọng của phong cách kiến trúc Trung Quốc ở Triều Đường viện và Phong Lạc viện, Nội cung được xây dựng theo phong cách gần gũi hơn với kiến trúc Nhật Bản. Nội cung đại diện cho một biến thể của phong cách kiến trúc Tẩm điện tạo,[gc 27] được sử dụng trong các biệt thự và nhà ở của tầng lớp quý tộc thời kỳ này. Các tòa nhà có bề mặt không được sơn và mái vỏ cây bách được uốn cong và uốn lượn, chúng được nâng lên trên các bục gỗ cao và kết nối với nhau bằng những lối đi có mái che và lối đi không được che chắn. Giữa các tòa nhà và lối đi là sân rải đá sỏi cùng những khu vườn nhỏ.[25]

Chính điện

Tòa nhà lớn nhất của Nội cung là Tử Thần điện, một tòa nhà dành riêng cho công việc triều chính. Đó là một hội trường hình chữ nhật có kích thước xấp xỉ 30 m từ đông sang tây và 25 m từ bắc xuống nam,[24] và nằm dọc theo theo trục bắc-nam (trục giữa) của Nội cung, nhìn ra một sân trong có hình chữ nhật và đối diện với cổng Thừa Minh môn. Một cây cam tachibana và một cây hoa anh đào đứng đối xứng hai bên cầu thang trước của chính điện. Khoảng sân được bao quanh hai bên bởi các điện nhỏ hơn nối với Chính điện, tạo ra cấu trúc tương tự trong bố trí các tòa nhà (chịu ảnh hưởng Trung Quốc) được tìm thấy trong các biệt thự theo phong cách quý tộc thời kỳ này.[26]

Chính điện ngày nay Hoàng cung Kyoto, xây theo phong cách thời kỳ Heian.

Tử Thần điện được sử dụng cho các chức năng thiết triều và nghi lễ chính thức không được tổ chức tại Đại Cực điện (Đại Cực điện thuộc khu phức hợp Triều Đường viện. Nó được xây dựng với mục đích sử dụng chính yếu của triều đình, vì vậy được xây trang trọng hơn ngay từ ngày đầu, do công việc hàng ngày của triều đình đã không còn được tiến hành trước sự có mặt của thiên hoàng ở Đại Cực điện vào đầu thế kỷ 9.[21] Song song với việc giảm dần các thủ tục chính của triều đình được mô tả trong bộ luật ritsuryō (Nhật: 律令 (luật lệnh), ?) là việc thành lập một ban thư ký cá nhân cho thiên hoàng, cơ quan Tàng nhân sở.[gc 28] Cơ quan này, càng ngày càng đảm nhiệm vai trò điều phối công việc của các cơ quan triều đình, vị trí cơ quan nằm tại Giáo thư điện,[gc 29] một tòa nhà tọa lạc ở phía tây nam của Tử Thần điện.[27]

Nhân Thọ điện

Nằm về phía bắc của Tử Thần điện là Nhân Thọ điện,[gc 30] một tòa nhà được xây dựng tương tự chính điện nhưng có kích thước hơi nhỏ hơn dùng làm nơi ở cho thiên hoàng. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ thứ 9, thiên hoàng thường chọn cư trú trong các tòa nhà khác của Nội cung. Những tòa nhà này cũng có kích thước nhỏ hơn chánh điện, Thừa Hương điện[gc 31] nằm bên cạnh, ở phía bắc dọc theo trục chính của Nội cung. Khi Nội cung được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 960, nơi ở thường xuyên của các hoàng đế đã được dời đến Thanh Lương điện,[7] một tòa nhà quay mặt về hướng đông nằm ngay phía tây bắc Tử Thần điện. Dần dần, Thanh Lương điện bắt đầu được sử dụng ngày càng nhiều cho các cuộc họp, các Thiên hoàng dành phần lớn thời gian của họ ở đây. Phần nhộn nhịp nhất của tòa nhà là Thượng Gian điện,[gc 32] nơi các quan lại đến yết kiến Thiên hoàng.[28]

Tòa nhà khác

Hoàng hậu, cũng như các phối ngẫu hoàng gia chính thức và không chính thức sống trong Nội cung, họ ở tại các tòa nhà ở phía bắc được tường thành bao bọc. Các tòa nhà quan trọng nhất là nhà ở của hoàng hậu và các phối ngẫu chính thức, vị trí thích hợp cho việc sử dụng đó theo các nguyên tắc thiết kế của Trung Quốc (Hoằng Huy điện,[gc 33] Lệ Cảnh điện[gc 34]Thường Ninh điện,[gc 35] cũng như khu ở gần nhất với nơi cư trú hoàng gia Seiryōden (Kōryōden (Nhật: 後涼殿 (Hậu lương điện), ?) và Fujitsubo (藤壷, Fujitsubo?)).[29] Các cung phi khác và những người phụ nữ khác đang trong thời gian chờ đợi đã đến sống tại các tòa nhà khác ở phần phía bắc của Nội cung.[30]

Một trong Tam chủng thần khí, là tấm gương thiêng liêng của thiên hoàng, cũng được đặt trong tòa nhà Ôn Minh điện[gc 36] của Nội cung.[31]

Hoàng cung Kyoto ngày nay nằm ở góc phía đông bắc của Bình An kinh, tái dựng phần lớn Nội cung thời Heian, đặc biệt là Tử Thần điện và Thanh Lương điện.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cung điện Heian http://www.sengokudaimyo.com/shinden/Shinden.html http://crd.ndl.go.jp/reference/modules/d3ndlcrdent... http://www.aisf.or.jp/~jaanus/deta/s/shindenzukuri... http://www.heliam.net/One_Hundred_Poems/61_Lady_Is... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.worldcat.org/oclc/58053128?referer=di&h... https://books.google.com/books?id=p2QnPijAEmEC&cli... https://web.archive.org/web/20070313011022/http://... https://www.northernarchitecture.us/japanese-garde... https://books.google.com.vn/books/about/Heian_Pala...